Giới thiệu Bộ môn Thống kê và Tin học Y học

QUÁ TRÌNH THÀNH LẬP

  • Từ khi Khoa Y Tế Công Cộng được thành lập vào năm 1999 thì hai Bộ môn Dân số học và Bộ môn Thống kê y học được sát nhập lại thành bộ môn Dân số - Thống kê y học & Tin học để tận dụng nguồn nhân lực còn tương đối ít và tăng hiệu quả hỗ trợ trong giảng dạy. Đến năm 2014, để bắt kịp nhu cầu đào tạo, nhận thấy chuyên môn đào tạo khác nhau và nhân lực giảng dạy đã hoàn chỉnh ở từng mảng nên bộ môn Dân số - Thống kê y học & Tin học tách ra thành hai bộ môn riêng biệt là Bộ môn Dân số học và Bộ môn Thống kê y học & Tin học. Đến năm 2024, để thống nhất cách gọi tên và phân biệt với bộ môn khác trong cùng đơn vị, Đại học Y dược Tp.HCM quyết định đổi tên “Bộ môn Thống kê Y học & Tin học” thành “Bộ môn Thống kê & Tin học Y học” với tên tiếng Anh chính thức là “Department of Medical Statistics and Informatics”.

BAN CHỦ NHIỆM QUA CÁC THỜI KỲ

  • PGS.TS Đỗ Văn Dũng     Nguyên Trưởng bộ môn    dvdung@ump.edu.vn
  • Đương nhiệm: Trưởng Bộ môn: PGS.TS. Thái Thanh Trúc

CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ

  • Đào tạo: Bộ môn phụ trách giảng dạy bậc đại học, sau đại học tại khoa Y tế công cộng và các khoa khác của trường, bao gồm các môn học 1) Xác suất, thống kê y học 2) Thống kê y sinh học ứng dụng 3) Nghiên cứu khoa học cơ bản 4) Nghiên cứu khoa học nâng cao 5) Y học dựa vào bằng chứng 6) Nghiên cứu định lượng 7) Thiết kế phân tích thống kê trong nghiên cứu khoa học 8) Phân tích số liệu 9) Tổng quan hệ thống và phân tích gộp. Kể từ năm 2014, Bộ môn cùng với Bộ môn Dịch tễ tham gia đào tạo định hướng chuyên ngành Dịch tễ và Thống kê cho khối Cử Nhân Y tế công cộng. Ngoài ra, giảng viên của bộ môn cũng tham gia giảng dạy các môn học khác của khoa, của trường, ví dụ y đức, viết báo và công bố quốc tế… cũng như hướng dẫn luận văn, luận án tốt nghiệp cho các đối tượng đại học, sau đại học trong toàn trường.

    Nghiên cứu khoa học: Bộ môn đã và đang thực hiện, xuất bản trên các tạp chí chuyên ngành trong nước và quốc tế các đề tài nghiên cứu khoa học, trong đó ứng dụng những kỹ thuật phân tích thống kê phức tạp. Với thế mạnh về nghiên cứu khoa học, bộ môn có số lượng công bố trong nước và quốc tế thuộc nhóm cao nhất toàn trường tính theo số lượng bài báo trên mỗi giảng viên, với trung bình 30-50 bài báo mỗi năm. Tính đến năm 2024, tổng số bài báo đã xuất bản của tất cả giảng viên trong bộ môn là hơn 500 bài. Bộ môn cũng kết hợp thực hiện các đề tài nghiên cứu cấp cơ sở, các nghiên cứu với cơ quan và tổ chức trong và ngoài nước.

    Biên soạn, cải tiến chương trình: Bộ môn đã biên soạn, cập nhật và hiệu chỉnh các tài liệu, giáo trình giảng dạy như tài liệu Thống kê y học, Nghiên cứu khoa học, Hướng dẫn sử dụng các phần mềm trong thống kê và nghiên cứu khoa học như Stata, R, Endnote, EpiData. Các tài liệu dạng Cẩm nang tóm tắt cũng được xây dựng để dễ tìm kiếm thông tin và giúp học viên hệ thống lại kiến thức. Bộ môn không ngừng cải tiến và xây dựng các công cụ hỗ trợ học tập, giảng dạy và nghiên cứu như thư viện Thống kê, thư viện Rvietnam cho phân tích trên R, công cụ tích hợp HINARI vào Endnote để tải bài báo toàn văn, chương trình ItemBanking để quản lý và tạo đề thi trắc nghiệm cùng nhiều ứng dụng khác. Bộ môn Thống kê y học & Tin học là một trong những bộ môn tiên phong của trường trong việc xây dựng hệ thống học tập trực tuyến E-learning và đến nay đã hoàn thiện cũng như ứng dụng thực tế trong giảng dạy trong tất cả các môn học của Bộ môn. Học viên được tiếp cận các tài liệu chuyên ngành, các video bài giảng của giảng viên và đa dạng các bài tập trực quang, sinh động.

    Bồi dưỡng cán bộ giảng dạy: Tất cả giảng viên trong Bộ môn đều đã tham gia các lớp nghiệp vụ Sư phạm y học, Phương pháp lượng giá, các lớp về phương pháp nghiên cứu khoa học cũng như các buổi hội thảo, tập huấn chung của trường về giảng dạy. Hầu hết giảng viên đều được đào tạo sau đại học tại nước ngoài trong các lớp ngắn hạn và dài hạn.

CÁC THÀNH TÍCH ĐẠT ĐƯỢC

  • Thành tích chung: Tập thể lao động tiên tiến, tập thể lao động xuất sắc nhiều năm liền (từ 2007 đến 2024). 

    Năm

    Danh hiệu thi đua

    Số, ngày, tháng, năm của quyết định công nhận danh hiệu thi đua, cơ quan ban hành quyết định

    2011 – 2012

    Tập thể lao động xuất sắc

    Quyết định số 581/QĐ-BYT, ngày 20/2/13

    2012 – 2013

    Tập thể lao động xuất sắc

    Quyết định số 202/QĐ-BYT, ngày 16/1/14

    2014 – 2015

    Tập thể lao động xuất sắc

    Quyết định số 5595/QĐ-BYT, ngày 30/12/15

    2015 - 2016

    Tập thể lao động xuất sắc

    Quyết định số 569/QĐ-BYT, ngày 21/02/17

    2016 – 2017

    Tập thể lao động xuất sắc

    QĐ 126/QĐ-BYT ngày 10/01/2018

    2017 - 2018

    Tập thể lao động xuất sắc

    QĐ 7663/QĐ-BYT ngày 26/12/2018

    2018 - 2019

    Tập thể lao động xuất sắc

    QĐ 248/QĐ-BYT ngày 3/12/2020

    2019-2020

    Tập thể lao động xuất sắc

    QĐ 31/QĐ-BYT, ngày 6/1/2021

    2020-2021

    Tập thể lao động xuất sắc

    QĐ 1583/QĐ-BYT, ngày 17/06/2022

    2021-2022

    Tập thể lao động xuất sắc

    QĐ 845/QĐ-BYT, ngày 17/02/2023

    2022-2023

    Tập thể lao động xuất sắc

    3795/QĐ-BYT, ngày 08/12/2023

    2009

    Bằng khen của Ủy ban Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh

    3623/  Ủy ban Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh ngày 30/7/2009,
     

    2017

     Bằng khen của Bộ trưởng Bộ Y tế

    1716/QĐ-BYT ngày 12/3/2018

    2019

    Giấy khen Hiệu trưởng ĐHYD TPHCM

    751/QĐ-ĐHYD ngày 16/03/2019

    2023

    Bằng khen của Bộ trưởng Bộ Y tế

    4490/QĐ-BYT, 13/12/2023

    Đào tạo: Tất cả các giảng viên của bộ môn đều vượt giờ giảng chuẩn theo quy định. Luôn nhận được đánh giá tích cực của học viên sau khóa học. Tất cả đề tài luận văn, luận án của học viên đều được hướng dẫn và hoàn thành đúng thời hạn.

    Nghiên cứu khoa học: Bộ môn đã xuất bản hơn 500 bài báo trên các tạp chí chuyên ngành uy tín trong nước và quốc tế. Tất cả giảng viên của bộ môn đều đã có xuất bản quốc tế và thường xuyên tham gia các hội nghị, hội thảo trong nước và quốc tế. Mỗi năm thực hiện ít nhất một đề tài nghiên cứu khoa học cấp cơ sở.

    Hợp tác: Bộ môn đã hợp tác để giảng dạy và nghiên cứu cùng với nhiều cơ quan, đơn vị trong và ngoài nước.
     

HƯỚNG PHÁT TRIỂN 

  • Tận dụng ưu thế về nghiên cứu khoa học để hợp tác với các đối tác trong và ngoài nước nhằm thực hiện các đề tài nghiên cứu cấp nhà nước và quốc tế.
    Đào tạo cán bộ giảng viên chuyên sâu hơn cho từng môn học, đặc biệt chú trọng lĩnh vực Thông tin y tế và việc ứng dụng công nghệ thông tin trong y tế.
    Hoàn thiện tài liệu và công cụ giảng dạy, học tập để đảm bảo và nâng cao chất lượng đào tạo theo hướng lấy sinh viên làm trung tâm và học tập dựa trên vấn đề của học viên.